PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA BS THU

PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA BS THU

PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA BS THU

Địa chỉ: 941 Hoàng Sa, p.11, Quận 3, Hồ Chí Minh
Hotline: 0903 767 007
Liên kết MXH: Facebook Google Youtube

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG

                                   LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG LÀ BỆNH LÝ GÌ?

Là một bệnh lý phụ khoa thường gây ra những khó chịu và đau đớn cho chị em phụ nữ trong những ngày hành kinh, bình thường lớp nội mạc tử cung nằm bên trong lòng tử cung nhưng ở bệnh lý này niêm mạc tử cung lại phát triển ở trong cơ tử cung và bên ngoài tử cung, vùng tầng sinh môn hoặc ở các cơ quan trong vùng chậu như buồng trứng, ống dẫn trứng và mô lót trong khung chậu. Đôi khi, gặp lạc nội mạc tử cung ở các cơ quan ngoài vùng chậu.

Lớp mô nội mạc tử cung lạc chổ hoạt động giống như mô nội mạc tử cung thực thụ, nó cũng dày lên, bong ra và gây chảy máu hàng tháng giống chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng lớp mô này không được thoát ra ngoài cơ thể như mô nội mạc tử cung nên các lớp mô này bị mắc kẹt ở bên trong cơ thể.

 Khi buồng trứng bị lạc nội mạc tử cung các nang được gọi là nang dạng lạc nội mạc tử cung . Các mô xung quanh khối lạc nội mạc tử cung  phát triển thành các mô sẹo và dính,  chúng có thể dính chặt vào các cơ quan trong vùng chậu và ngoài vùng chậu.

                        Nội mạc tử cung có vai trò cố định phôi thai bên trong tử cung

                              

NGUYÊN NHÂN

Hiện nay nguyên nhân chính xác nào gây lạc nội mạc tử cung là chưa rõ ràng, song có một số giả thuyết được cho biết đó là do:

  1. Hiện tượng máu kinh chảy ngược dòng. Các tế bào nội mạc tử cung được di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể qua hệ thống các mạch máu hoặc các dòng bạch huyết.
  2. Sự đột biến của các tế bào phôi biến đổi thành các tế bào giống nội mạc tử cung là do hormon nội tiết Estrogen.
  3. Sự thay đổi của các tế bào phúc mạc: Các tác giả trong giả thuyết "lý thuyết cảm ứng", cho rằng có sự thay đổi của các tế bào phúc mạc, các tế bào lót ở bên trong thành bụng thành các tế bào giống tế bào nội mạc tử cung là do các yếu tố tự miễn dịch hoặc do hormone gây ra.
  4. Do hiện tượng  oxy hóa tạo ra các gốc tự do => trở nên “hung hăng”, chất oxy hóa chuyên đi chiếm đoạt electron từ các tế bào khỏe mạnh khác, dẫn đến hàng loạt phản ứng dây chuyền gây tổn thương màng tế bào, biến đổi cấu trúc protein hoặc ADN, thay đổi nội tiết tố, ức chế các men,…è Hậu quả là khiến nhiều tế nào bị đột biến, rối loạn chức năng…..
  5. Sau các phẫu thuật ở tử cung: Sau phẫu thuật đẻ mổ, phẫu thuật u xơ tử cung,...có thể khiến cho các tế bào nội mạc tử cung bám vào vị trí vết mổ.
  6. Hệ thống miễn dịch cơ thể bị rối loạn

 Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung như:

- Phụ nữ vô sinh hoặc không có con. Bắt đầu có kinh ở độ tuổi sớm, trước 12 tuổi.

- Mãn kinh muộn (sau 55 tuổi).

- Số ngày kinh nguyệt ngắn dưới 21 ngày, số ngày bị kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày.

- Cường estrogen hoặc sử dụng các chế phẩm có chứa estrogen trong thời gian dài.

- Chỉ số BMI cơ thể thấp.

- Do di truyền: Nếu mẹ hoặc chị gái bị lạc nội mạc tử cung, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn. Nghiên cứu cho thấy nó có xu hướng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

-  Các bệnh lý gây cản trợ sự lưu thông máu ra khỏi cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt.

Lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện và phát triển khi bắt đầu có kinh. Tuy nhiên, các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung sẽ hết khi người phụ nữ mãn kinh hoặc triệu chứng có thể giảm đi khi người phụ nữ mang thai.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG

  1. Đau ở vùng chậu khi bị hành kinh nguyệt. Cường độ cơn đau: dữ dội hoặc đau thành từng cơn, cơn đau ngày càng tăng dần theo thời gian. Đau có thể lan ra thắt lưng và các vị trí khác trong bụng . Triệu chứng đau vùng chậu có thể xuất hiện vài ngày trước khi bị kinh nguyệt và kéo dài vài ngày sau khi hết kinh nguyệt...
  2. Quan hệ thấy đau: có thể đau trong khi quan hệ tình dục hoặc đau sau đó.
  3. Khi đi đại tiện hoặc đi tiểu thấy đau
  4. Chảy máu âm đạo nhiều trong kỳ kinh nguyệt hoặc giữa chu kỳ kinh.

 

CÁC BIẾN CHỨNG

 

  1. Gây vô sinh: Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh. Chiếm khoảng 1/3 đến 1/2 số trường hợp phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.
  2. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ do đau khi đến chu kỳ kinh hoặc đau khi quan hệ tình dục. Làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh trầm cảm, lo âu.
  3. Ung thư: Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ bị Ung thư buồng trứng cao hơn những người bình thường.

 

CHẨN ĐOÁN

 

  1. Khai thác rất kỹ về các triệu chứng xuất hiện trong chu kỳ kinh, bao gồm thời điểm xuất hiện cơn đau, vị trí và tính chất của của cơn đau như thế nào.
  2. Cần phải dựa vào các phương pháp thăm dò khác như:

- Khám vùng chậu.

- Siêu âm ngả đầu dò âm đạo: siêu âm không giúp chẩn đoán chính xác có bị lạc nội mạc tử cung hay không.

- Chụp MRI tử cung, phần phụ, vùng chậu: giúp xác định vị trí khối lạc nội mạc, kích thước, tính chất,…

- Phẫu thuật Nội soi ổ bụng: chẩn đoán chính xác nhất có bị lạc nội mạc tử cung.

              ĐIỀU TRỊ

  1. Thuốc giảm triệu chứng đau  như: nhóm NSAID hoặc ibuprofen.
  2.  Liệu pháp hormon: Các hormon nội tiết có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng kinh hoặc ngăn chặn sự phát triển của lạc nội mạc tử cung cũng như tạo thành các khối mới trong. Tuy nhiên, sau khi ngừng sử dụng hormone nội tiết tố thì các triệu chứng vẫn có thể xuất hiện trở lại. Nên đây không phải là phương pháp điều trị dứt điểm bệnh được.
  3. Thuốc uống tránh thai nội tiết: có tác dụng ức chế sự rụng trứng, làm giảm estrogen máu, giúp ức chế và ngăn ngừa phát triển lạc nội mạc tử cung.
  4. Nhóm hormon GnRH (gonadotropin releasing hormone) có vai trò ức chế giải phóng gonadotropin từ tuyến yên,  dẫn đến ức chế sản xuất hormon estrogen từ buồng trứng, từ đó ngăn chặn sự phóng noãn đồng thời có thể ức chế sự phát triển của nội mạc tử cung...
  5. Liệu pháp sử dụng hormon progestin như: dụng cụ tử cung Mirena (có chứa levonorgestrel), que cấy tránh thai dưới da (Implanon), thuốc tiêm tránh thai (Depo-Provera) hoặc thuốc viên chỉ chứa progestin (Camila)... Liệu pháp này có thể gây ra mất kinh nguyệt tạm thời, từ đó ức chế  sự phát triển của các khối lạc nội mạc tử cung, đồng thời làm giảm các  triệu chứng của lạc nội mạc tử cung.
  6. Thuốc ức chế Aromatase (anastrozole, letrozole...):  nhóm thuốc này có được sử dụng với mục đích làm ức chế sự sản xuất estrogen ở buồng trứng.
  7. Phẫu thuật bảo tổn tử cung và buồng trứng: phẫu thuật bóc tách các khối lạc nội mạc tử cung vẫn giữ lại tử cung và buồng trứng được áp dụng trong những trường hợp vẫn muốn có con. Đồng thời làm giảm các cơn đau dữ dội do lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên,tỷ lệ lạc nội mạc tử cung và cơn đau vẫn bị tái phát sau phẫu thuật vẫn còn cao.
  8. Điều trị vô sinh: các kỹ thuật thụ thai nhân tạo được áp dụng trong đều trị lạc nội mạc tử cung như: IUI hoặc IVF.
  9. Phẫu thuật cắt tử cung hoặc buồng trứng: phương pháp này chỉ áp dụng đối với những phụ nữ nhiều tuổi, không có nhu cầu có con

 

PHƯƠNG PHÁP NGĂN NGỪA LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG

                   1.  Giảm mức độ Estrogen bằng liệu pháp hormon

  1. Các loại thuốc giảm mức độ estrogen bao gồm thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai hoặc đặt âm đạo với liều thấp. Liệu pháp hormon cũng có thể giúp giảm đau, nhưng tác dụng chỉ kéo dài chừng nào bạn đang dùng hormone. Mỗi loại thuốc đều có những ưu và nhược điểm riêng, nên người bệnh cần có tư vấn với bác sĩ để có lựa chọn phù hợp nhất.
  2. Tập thể dục cũng có tác dụng tăng mức độ chuyển hóa estrogen tốt của cơ thể. Tuy nhiên, mức độ tác động đến giảm khả năng mắc lạc nội mạc tử cung cần phải có nhiều nghiên cứu thêm.
  3. Giảm sử dụng các chất có cồn
  4. Tránh lạm dụng các chất gây nghiện
  5. Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của u nang buồng trứng cũng như các bệnh phụ khoa khác.

 

DINH DƯỠNG CHO LNMTC

  1. Thực phẩm giàu xơ: có tác dụng giúp cơ thể giảm thiểu hàm lượng Estrogen dư thừa, từ đó ức chế sự phát triển của các tế bào nội mạc. Đồng thời, những triệu chứng đau bụng, đau vùng chậu cũng sẽ được cải thiện nếu bạn bổ sung đầy đủ chất xơ vào chế độ ăn. Có trong rau có màu xanh đậm, bí đỏ, khoai tây, gạo lứt, chuối,…
  2. Các loại thực phẩm giàu đạm còn có tác dụng điều hòa nồng độ hormone, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng lạc nội mạc tử cung, nên bổ sung đạm có nguồn gốc thực vật như: các loại đậu, bông cải xanh, hoặc các loại thịt trắng, trứng, sữa,…
  3. Thực phẩm giàu omega 3: là một nguồn chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, loại chất béo này còn có khả năng chống viêm nhiễm, giúp giảm thiểu hiệu quả các cơn đau ở vùng bụng. Do đó, những chị em bị lạc nội mạc tử cung nên bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm giàu omega 3 như: cá hồi, dầu ô liu, bơ, hạt điều, quả óc chó,…
  4. Thực phẩm kháng viêm: để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm cần bổ sung các loại thảo mộc như: nghệ, gừng, trà xanh,… Bởi vì tất cả chúng đều có tác dụng chống viêm tuyệt vời, do đó khi chế biến các món ăn hoặc để pha trà uống mỗi ngày.
  5. Một số thực phẩm tăng cường miễn dịch:

* Selen như hạnh nhân, hạt điều, hạt hướng dương, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi, tôm, trứng, thịt bò, thịt gà, rong biển, gạo lứt, rau bina, đậu trắng, đậu nành, vừng, ...

*Allicin, một hợp chất có trong tỏi giúp tăng cường miễn dịch

*Vit. D giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và được cho là tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể trước tác nhân gây hại.

*Vit. E chất chống oxy hóa mạnh mẽ này còn là chìa khóa cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

*Curcumin hứa hẹn như một chất tăng cường miễn dịch

*Trà xanh chứa nhiều flavonoid, đáng chú ý là epigallocatechin gallate (EGCG), một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. EGCG đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch.

  1. Đậu nành: Nhiều người e ngại rằng, việc bổ sung các sản phẩm từ đậu nành sẽ khiến cơ thể tăng khả năng sản xuất Estrogen khiến lạc nội mạc tử cung trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu hiện nay đã tìm ra được, trong đậu nành có chứa Isoflavone là một thành phần giúp ức chế sản xuất loại hormon này nên lựa chọn những sản phẩm được làm từ đậu nành như: sữa, bơ, dầu đậu nành,… để cải thiện triệu chứng của bệnh.
  2. Trái cây và rau giàu chất chống oxy hóa.
  3. Thực phẩm chứa Mg, Kẽm.
  4. Một số loại thực phẩm mà bạn nên hạn chế ăn, điển hình là: thịt đỏ, thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, thực phẩm nhiều bột đường, hải sản và các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá,…

 

 

Bài đăng liên quan