PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA BS THU

PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA BS THU

PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA BS THU

Địa chỉ: 941 Hoàng Sa, p.11, Quận 3, Hồ Chí Minh
Hotline: 0903 767 007
Liên kết MXH: Facebook Google Youtube

LỢI ÍCH CỦA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG

 

 

 

CÁC VI CHẤT DINH DƯỠNG

  • Là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt cho bào thai, trẻ nhỏ.
  • Khoảng 90 vi chất cần thiết, được chia thành các nhóm sau: Các acid amin đặc biệt có 9 loại mà cơ thể không thể tổng hợp được.
    • Các acid béo omega 3,6,9.
    • Các vitamin và các tiền chất của nó.
    • Các chất khoáng.
    • Các chất xơ, probiotics.

TÁC DỤNG CỦA VI CHẤT DD

  • Điều hành các chức năng bên trong tế bào.
  • Xây dựng nên các tế bào và mô, giúp tăng trưởng và phát triển cơ thể.
  • Tham gia các hoạt động như hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào. * Cần cho qúa trình trao đổi chất.
  • X/d HT miễn dịch của cơ thể =>chống bệnh tật và các yếu tố bất lợi.
  • Duy trì chức năng cơ thể, tái sản xuất gen
  • Thành phần chủ yếu tạo ra các hormon, các dịch tiêu hóa.
  • Tham gia nhiều cơ chế hoạt động của nhiều cơ quan.
  • Duy trì cân bằng của hệ thống nội môi giúp phục hồi các tb và các mô bị tổn thương.
  • Cơ thể không tự tổng hợp, không dự trữ được.

ACID AMIN (AMINO A.) THIẾT YẾU

  • Là thành phần chính tạo nên giá trị dinh dưỡng riêng biệt của các phân tử protein rất cần cho sự sống.
  • Cấu trúc Protein cơ thể khác với Protein thực phẩm.
  • Cơ thể phải tự sản xuất ra các P. của mình bằng cách chọn các A.A. cần thiết  từ P. của thực phẩm và kết hợp chúng lại theo các trình tự. Qúa trình này gọi là sự tổng hợp protein.
  • Trong 22 A.A. tổng hợp nên các loại P. cho cơ thể, có 9 A.A. cơ thể không tổng hợp được mà bắt buộc phải được cung cấp, đó là: Phenylalamine, Lysin, Leucin, Isoleucin,

Threonine, Valine, Trytophan, Methionine, Histidine

GỐC TỰ DO

  • Gốc tự do (free radical) là bất cứ phân tử hóa học nào có một điện tử duy nhất (electron mang điện tích âm) hay một số lẻ điện tử.
  • Là những chất độc hại được sinh ra trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể (nội sinh) hoặc từ bên ngoài (ngoại sinh)
  • Là những tế bào bị tổn thương, không thể tiếp tục thực hiện những chức năng mà nó vốn có, ví dụ như màng tế bào bị biến đổi khiến tế bào hấp thụ nhiều chất độc hại hơn => gây rối loạn hoạt động bình thường của tế bào.
  • Sản sinh ra lipoprotein, một loại cholesterol xấu dính chặt vào thành động mạch, làm giảm thiểu các chức năng cơ thể và thậm chí có thể gây ra những thay đổi trong cấu trúc DNA của tế bào có thể dẫn tới ung thư.

TÁC HẠI CỦA GỐC TỰ DO

  • Trong cuộc đời người sống 70 tuổi có khoảng 17 tấn gốc tự do được tạo ra như vậy.
  • Gốc tự do làm suy yếu kích thích tố, các enzym khiến cơ thể không tăng trưởng được.
  • Bs Denham Harman thuộc ĐH Berkeley, California (1950) đầu tiên nhận ra gốc tự do gây tổn thương tế bào và là một trong nhiều nguyên nhân gây sự hóa già, lão suy, Alzheimer tăng HA vô căn, đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch, đột quị, ung thư.(Nhà bác học Nga gốc Do Thái Mose Gomberg phát hiện năm 1900, năm 1981 hội nghị Thế giới về gốc tự do họp Texas công nhận đầy đủ chứng cứ)
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt, da, phổi, thận, khớp, bệnh lý đa cơ quan. Rối loạn & suy giảm hệ miễn dịch....

 

NHỮNG TÁC HẠI CỦA STRESS

  • 1. NÃO: Mất ngủ thường xuyên => não kém linh hoạt, minh mẫn, có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng ( 20 giờ liên tiếp không ngủ thì mức độ linh hoạt và khả năng kiểm soát của não giảm tương đương với nồng độ cồn trong máu tăng hơn bình thường 50%
  • 2. TIM: Khi bị stress phóng thích Hormon Cortisol góp phần làm cao HA, béo phì, tiểu đường, tinh thần ủ rủ, rả rời, lười vận động nên có thói quen dùng nhiều đường và mỡ => nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • 3. PHỔI: - Kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormon Adrenalin => hơi thở gấp gáp không sâu

- nếu có bệnh đường hô hấp, suyển => nặng

  • 4. MẮT: mắt mệt mõi kém linh hoạt, quầng mắt thâm, sưng đỏ, giảm thị lực => bệnh lý ở mắt
  • 5. DA: Kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh, kém mịn màng, thô ráp, nhanh lão hóa, nổi mụn, tổn thương ở da như chàm, vẩy nến, eczema...
  • 6. LƯNG CỔ: Adrenalin làm cơ bắp căng cứng, mệt mõi, cổ bị đỏ hoặc đau nhức, lười vận động, có khuynh hướng nằm, ngồi, đi, đứng không hợp lý
  • 7. DẠ DÀY: Gỉam lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể => giảm vận động, co bóp toàn cơ thể, đặc biệt làm khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
  • 8. RĂNG MIỆNG: Miễn dịch giảm => bệnh răng miệng, vòm hầu, nướu, lợi, lưỡi .
  • 9. ĐẦU: choáng váng, đau đầu kinh niên.
  • 10. ĐỜI SỐNG TINH THẦN:
    • Thui chột khả năng tư duy, giảm trí nhớ
    • Mất khả năng tự kiểm soát
    • Giảm nghị lực, giảm ý chí vươn lên
    • Sống tiêu cực
  • 11. PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN – THAI KỲ:
    • Khó mang thai, có bệnh lý cao HA, tiểu đường, tim,.....
    • Thai bệnh lý, sảy thai, DTBS, non tháng,
    • Chuyển dạ kéo dài, suy thai, ngạt, tử vong sơ sinh, chảy máu trước, trong và sau sinh
  • Thời kỳ hậu sản kéo dài, trầm cảm, không đủ sữa cho con bú.....

 

PHƯƠNG PHÁP Y SINH HỌC

  • Tăng cường hệ miễn dịch:

*Phòng vệ, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh

*Thanh lọc cơ thể: Đào thải các vật lạ, độc tố ra khỏi cơ thể và phục hồi chỉnh đốn các tổn thương  

*Tái tạo và xây dựng lại tế bào, mô, các cơ quan, các chức năng của cơ thể

  • Bổ sung các vi chất dinh dưỡng
  • Liệu pháp virus (Probiotics)

Nhằm ==> Triệt tiêu các nguyên nhân làm con người không khỏe

 

 

 

 

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

  • Functional food: Là thực phẩm nhằm:
    • Cung cấp các chất dinh dưỡng
    • Có chức năng cải thiện sức khỏe (chống các rối loạn chức năng như rối loạn lipid, glucid, protid, hạ HA, chống táo bón, cải thiện vi khuẩn đường ruột…)
  • Hiệp hội thực phẩm sức khỏe và DD thuộc Bộ Y tế Nhật: Là TP có bổ sung một số thành phần có lợi và loại bỏ 1 số thành phần bất lợi phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học được bộ Y tế cho phép xác định hiệu quả của TP đối với sức khỏe
  • Viện Y học Mỹ: Là TP mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, là bất cứ TP nào được thay đổi thành phần qua chế biến hoặc có các thành phần của TP có lợi cho sức khỏe, ngoài thành phần dinh dưỡng truyền thống của nó.
  • Hiệp hội thông tin TP quốc tế( IFIC): TPCN mang đến những lợi ích cho sức khỏe vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản
  • H. hội nghiên cứu TP Leatherhead ( Châu âu): Là TP được chế biến từ thức ăn thiên nhiên, được sử dụng như 1 phần của chế độ ăn hàng ngày và có khả năng tác dụng sinh lý nào đó khi được sử dụng
  • Australia: Là TP có tác dụng đ/v SK hơn các chất dd thông thường, là TP gần giống các TP truyền thống
  • Hội nghị quốc tế lần thứ 17 về DD (27-31/8/2001 tại Viên ( Áo): TPCN phải chứng minh có tác dụng có lợi đ/v một hoặc nhiều chức phận của cơ thể ngoài tác dụng dd, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, khỏe khoắn và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.
  • Bộ Y tế VN: Thông tư số 08/TT- BYT ngày 23/8/2004

TPCN dùng để hổ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể con người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể trạng thái thoải mái, tăng cường đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh

 

VAI TRÒ CỦA PROBIOTICS

  • Giúp sản sinh kháng thể => tăng cường hệ miễn dịch, giảm dị ứng, cải thiện hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa bệnh lý đường tiêu hóa và các bệnh lý khác
  • Hấp thu nhiều vi chất quan trọng: A. Folic, niacin (B3, PP), Riboflavin (B2), B6, B12.....
  • Ngăn chận gốc tự do làm tổn thương tế bào
  • Chậm quá trình lão hóa
  • Liệu pháp phòng ngứa các bệnh về tim mạch
  • Tiêu hủy các chất gây ung thư.

VAI TRÒ CỦA TP CHỨC NĂNG

  • 1/ Bổ sung thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu
  • 2/ Tăng cường, thúc đẩy quá trình cô lập và đào thải các chất lạ, độc tố ra khỏi cơ thể
  • 3/ Tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu của cơ thể đối với các tác động từ môi trường xung quanh
  • 4/Tác động modun miễn dich
  • 5/ Bảo vệ cấu trúc của tế bào, phuc hồi sự toàn vẹn của DNA => tác dụng bảo vệ, phòng chống ung thư, chống lão hóa
  • 6/Duy trì và cân bằng hệ nội tiết, rối loạn trao đổi chất, chỉnh sữa các rối loạn chuyển hoá
  • 7/ Dinh dưỡng chữa bệnh

NGHỊ ĐỊNH QUI ĐỊNH VỀ VI CHẤT DINH DƯỠNG

  • Ngày 28/01/2016 Chính phủ VN ban hành nghị định số 09/2016/NĐ-CP qui định về VCDD bắt buộc tăng cường vào thực phẩm
  • Có 3 giải pháp để phòng chống thiếu VCDD:
    • Ngắn hạn: bổ sung trực tiếp các VCDD như uống vitamin A, viên sắt, Iod, calci, đa sinh tố...
    • Trung hạn: tăng cường VCDD vào thực phẩm
    • Dài hạn: đa dạng hóa bữa ăn, cải thiện toàn diện bữa ăn của người dân

TRÍCH HỘI NGHỊ TW 6 VỀ NGÀNH Y TẾ

  • VN là điểm sáng về thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ trong lãnh vực bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân, đạt nhiều kết quả quan trọng (theo WHO)
  • Hội nghị TW 6 đã nhận định và chỉ đạo:

*Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc vận dụng đúng đắn cơ chế thị trường để huy động phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân gắn với đảm bảo định hướng XHCN và tính ưu việt của chế độ ta

  • Định hướng phải kết hợp giữa phòng và chữa bệnh, giữa chăm sóc bảo vệ, giữa đông và tây y, giữa y tế cơ sở với y tế tuyến trên, giữa đầu tư ngân sách và tăng cường tự chủ XH hóa, giữa y tế toàn dân và đào tạo bs, chuyên gia giỏi
  • Bảo vệ, chăm sóc nâng cao SK là trách nhiệm của mỗi người dân trong gia đình, cả hệ thống chính trị, toàn xã hội
  • Phát huy vai trò trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, dịch vụ

CSSK người dân

  • Không ngừng phấn đấu nâng cao sức khỏe tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống người Việt nam
  • Thực hiện phòng bệnh hơn chữa bệnh, y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng

CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO

  • Rèn luyện thân thể
  • Cải thiện điều kiện sống, lối sống, làm việc, bảo vệ môi trường sinh thái
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Sinh hoạt điều độ lành mạnh
  • Phát triển y học cộng đồng, BS gia đình, chăm sóc SK tại cộng đồng; hạn chế phải nhập viện, khắc phục tình trạng quá tải của bệnh viện

LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG HỢP LÝ

NÊN :

  • Dùng nhiều loại thực phẩm để chế biến bữa ăn và thay đổi món
  • Ăn nhiều cá và đậu hũ
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả và trái cây tươi
  • Uống sữa, yaour
  • Dùng muối Iod trong chế biến thức ăn

KHÔNG NÊN:

  • Ăn quá mặn, quá béo, quá ngọt
  • Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá

MỘT TRONG NHỮNG GIẢI PHÁP DUY TRÌ SỨC KHỎE

KIỂM TRA SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ

Đừng chờ đến khi có bệnh

SỐNG KHỎE, SỐNG VUI

Bài đăng liên quan